Quyền tự chủ của địa phương Chính_quyền_địa_phương_ở_Nhật_Bản

Khái niệm tự chủ của bộ máy chính quyền địa phương ở Nhật Bản mang hàm nghĩa rằng, cấp cơ sở và cấp trung gian giữa cơ sở với trung ương có quyền tự quyết và quản lý các chính sách công cộng theo sáng kiến riêng một cách tương đối tự do. Từ năm 1947, Hiến pháp của Nhật Bản dành hẳn một chương (Chương 8: Tự trị địa phương) về chính quyền địa phương. Cũng năm đó, Luật Tự chủ địa phương được ban hành,quy định chính quyền địa phương của Nhật Bản gồm hai cấp: chính quyền cấp tỉnh (都道府県) và chính quyền cấp hạt (市町村). Thực ra có một số hạt lớn được hưởng qui chế đặc biệt gọi là đô thị quốc gia (政令指定市); mặt khác có một số đơn vị cấp hạt nông thôn (町村) có thể liên kết với nhau tạo thành các đơn vị gọi là gun (郡) hoặc shichoh (支庁); tuy nhiên những trường hợp thế này không phổ biến. Luật Tự chủ địa phương còn quy định cơ cấu, thành phần và quyền hạn của các cơ quan lập pháp và của người lãnh đạo được bầu ra tại địa phương. Cục Tự trị địa phương có trách nhiệm xúc tiến tinh thần của Hiến pháp và của Luật Tự chủ địa phương.